Binh lực Chiến_dịch_Smolensk_(1943)

Quân đội Liên Xô

Cũng như các chiến dịch tại khu vực Rzhev-Vyazma trong năm 1942 và đầu năm 1943, Chiến dịch Smolensk có sự tham gia của Phương diện quân Kalinin, Phương diện quân Tây và cánh phải của Phương diện quân Bryansk với vai trò yểm hộ sườn trái cho Phương diện quân Tây:

  • Phương diện quân Kalinin do thượng tướng Andrei Ivanovich Yeryomenko làm tư lệnh, sử dụng cánh trái tham gia chiến dịch:
    • Tập đoàn quân 39 (tái lập ngày 8-8-1942) do trung tướng A. I. Zygin (đến tháng 9 năm 1943) và trung tướng N. E. Berzarin (từ tháng 9 năm 1943) chỉ huy. Thành phần gồm có:
      • Bộ binh: 5 sư đoàn và 1 lữ đoàn.
      • Pháo binh: 2 trung đoàn pháo nòng dài, 2 trung đoàn lựu pháo, 2 trung đoàn pháo chống tăng, 2 trung đoàn súng cối, 1 trung đoàn phòng không.
      • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 28.
      • Công binh: 4 tiểu đoàn công binh hỗn hợp, 2 tiểu đoàn công binh rà phá mìn.
    • Tập đoàn quân 43 do trung tướng K. D. Golobev chỉ huy. Thành phần gồm có:
      • Bộ binh: 4 sư đoàn và 1 lữ đoàn.
      • Pháo binh: 2 trung đoàn pháo nòng dài, 2 trung đoàn lựu pháo, 1 trung đoàn pháo chống tăng, 2 trung đoàn súng cối, 2 trung đoàn phòng không.
      • Thiết giáp: Trung đoàn xe tăng 105
      • Công binh 2 tiểu đoàn công binh hỗn hợp, 1 tiểu đoàn rà phá mìn.
    • Tập đoàn quân 31 do thiếu tướng V. A. Gludovsky chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Bộ binh: 2 quân đoàn và 3 sư đoàn độc lập (tổng cộng 9 sư đoàn).
      • Pháo binh: 4 trung đoàn lựu pháo, 2 trung đoàn pháo chống tăng, 4 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn và 4 trung đoàn phòng không.
      • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng cận vệ 42, Trung đoàn cơ giới cận vệ 2, 2 tiểu đoàn xe bọc thép.
      • Công binh: 1 tiểu đoàn công binh công trình.
    • Tập đoàn quân không quân 3 do trung tướng N. F. Papivin chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Máy bay tiêm kích: 2 trung đoàn
      • Máy bay cường kích: 2 trung đoàn
      • Máy bay ném bom: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn
      • Vận tải: 1 trung đoàn
      • Liên lạc, cứu hộ: 1 trung đoàn.
      • Pháo phòng không: 3 trung đoàn.
    • Lực lượng dự bị thuộc Phương diện quân
      • Bộ binh: 2 quân đoàn
      • Pháo binh: 2 trung đoàn Katyusha, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 lữ đoàn và 4 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn và 3 trung đoàn phòng không.
      • Thiết giáp: Lữ đoàn cơ giới 47, triung đoàn xe tăng 221.
      • Công binh: 1 lữ đoàn và 1 tiểu đoàn cầu phà, 2 lữ đoàn và 1 trung đoàn dò mìn, 5 tiều đoàn công binh công trình, 5 tiểu đoàn công binh làm đường.
  • Phương diện quân Tây do trung tướng Vasily Danilovich Sokolovsky làm tư lệnh, biên chế gồm có:
    • Tập đoàn quân cận vệ 10 (được thành lập từ ngày 1 tháng 5 năm 1943 trên cơ sở Tập đoàn quân 30) do Trung tướng K. P. Trubnikov (đến tháng 9 năm 1943) và Trung tướng A. B. Sukhomlin (từ tháng 9 năm 1943) chỉ huy, thành phần bao gồm:
      • Bộ binh: Các quân đoàn bộ binh cận vệ 7, 15, 19 (7 sư đoàn).
      • Pháo binh: 2 lữ đoàn pháo nòng dài, 2 lữ đoàn Katyusha, 3 trung đoàn lựu pháo, 2 trung đoàn pháo chống tăng, 3 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn và 3 trung đoàn phòng không.
      • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 153, Trung đoàn pháo tự hành 119
      • Công binh: 1 lữ đoàn công binh công trình, 2 tiểu đoàn công binh cầu đường.
    • Tập đoàn quân 5 do trung tướng V. S. Polenov VS (đến tháng 10 năm 1943) và Trung tướng N. I. Krylov (từ tháng 10 năm 1943) chỉ huy, thành phần bao gồm:
      • Bộ binh: 4 sư đoàn
      • Pháo binh: 1 trung đoàn pháo nòng dài, 1 trung đoàn lựu pháo, 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 trung đoàn súng cối, 1 trung đoàn phòng không.
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng
    • Tập đoàn quân 10 do trung tướng V. S. Popov chỉ huy, thành phần bao gồm:
      • Bộ binh: Quân đoàn bộ binh 38 (3 sư đoàn) và 5 sư đoàn bộ binh độc lập.
      • Pháo binh: 1 trung đoàn Katuysha, 5 trung đoàn lựu pháo, 3 trung đoàn pháo chống tăng, 2 trung đoàn súng cối, 1 trung đoàn phòng không.
      • Thiết giáp: 1 trung đoàn cơ giới.
      • Công binh: 3 tiểu đoàn.
    • Tập đoàn quân 21 (tái lập ngày 12 tháng 7 năm 1943, được Đại bản doanh điều động từ Phương diện quân Trung tâm đến Phương diện quân Tây từ ngày 12 tháng 8 năm 1943) do trung tướng N. I. Krylov (đến tháng 10 năm 1943) và trung tướng E. P. Zhuravlev (từ tháng 10 năm 1943) chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Bộ binh: các quân đoàn bộ binh 61 (3 sư đoàn), 60 (3 sư đoàn) và sư đoàn bộ binh độc lập 63.
      • Pháo binh: 1 trung đoàn pháo nòng dài, 1 trung đoàn lựu pháo, 2 trung đoàn pháo chống tăng, 3 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn và 2 trung đoàn phòng không.
      • Thiết giáp: Quân đoàn xe tăng cận vệ 2, Lữ đoàn xe tăng 23, 2 trung đoàn xe tăng và 2 trung đoàn pháo tự hành độc lập.
      • Công binh: 1 lữ đoàn công binh công xưởng, 2 tiểu đoàn công binh cầu đường, 2 tiểu đoàn công binh công trình.
    • Tập đoàn quân 33 do thượng tướng V. N. Gordov chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Bộ binh: các quân đoàn bộ binh 65 (2 sư đoàn) 70 (2 sư đoàn) và 5 sư đoàn bộ binh độc lập.
      • Pháo binh: 2 trung đoàn pháo nòng dài, 2 lữ đoàn lựu pháo cận vệ, 1 trung đoàn pháo chống tăng, 2 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn và 3 trung đoàn phòng không độc lập.
      • Thiết giáp: 2 lữ đoàn, 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng; 2 trung đoàn pháo tự hành.
      • Công binh: 2 tiểu đoàn công binh công trình
    • Tập đoàn quân 49 do trung tướng I. T. Grisin chỉ huy, thành phần bao gồm:
      • Bộ binh: Quân đoàn bộ binh 62 (2 sư đoàn), 3 sư đoàn và 1 lữ đoàn bộ binh độc lập.
      • Pháo binh: 1 trung đoàn pháo nòng dài, 1 trung đoàn lựu pháo, 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 trung đoàn súng cối, 1 trung đoàn phòng không.
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng và 1 trung đoàn pháo tự hành.
      • Công binh: 2 tiểu đoàn công binh công trình.
    • Tập đoàn quân 68 do trung tướng E. P. Zhuravlev chỉ huy, thành phàn bao gồm:
      • Bộ binh: Các quân đoàn 65, 72, 81 (6 sư đoàn)
      • Pháo binh: 1 trung đoàn lựu pháo, 1 trung đoàn pháo chống tăng, 2 trung đoàn súng cối, 3 trung đoàn phòng không.
      • Thiết giáp: 2 trung đoàn pháo tự hành.
      • Công binh: 2 tiểu đoàn công binh công trình
    • (Sau chiến dịch, Tập đoàn quân 68 bị giải thể ngày 31 tháng 10, quân số và trang bị được bàn giao cho Tập đoàn quân 5)
    • Tập đoàn quân không quân 1 do trung tướng M. M. Gromov chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Máy bay tiêm kích: 2 sư đoàn.
      • Máy bay cường kích: 2 sư đoàn.
      • Máy bay ném bom: 5 sư đoàn.
      • Máy bay vận tải: 6 trung đoàn
      • Máy bay trinh sát: 2 trung đoàn
      • Máy bay liên lạc, cứu hộ: 2 trung đoàn
      • Pháo phòng không: 4 trung đoàn.
    • Lực lượng dự bị của Phương diện quân
  • Phương diện quân Bryansk do thượng tướng Markian Mikhaylovich Popov chỉ huy, sử dụng cánh phải tham gia chiến dịch:
    • Tập đoàn quân 3 do thượng tướng A. V. Gorbatov chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Bộ binh: Các quân đoàn 41, 80 và sư đoàn 269.
      • Pháo binh: 1 trung đoàn lựu pháo, 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 trung đoàn phòng không
      • Thiết giáp: 3 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn pháo tự hành.
      • Công binh: 1 tiểu đoàn công binh hỗn hợp.
    • Tập đoàn quân 50 do trung tướng I. V. Boldin chỉ huy, thành phần gồm có:
      • Bộ binh: 1 quân đoàn (3 sư đoàn) và 4 sư đoàn độc lập.
      • Pháo binh: 1 trung đoàn lựu pháo, 1 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn và 1 trung đoàn phòng không.
      • Thiết giáp: 2 trung đoàn xe tăng, 2 trung đoàn xe bọc thép.
      • Công binh: 1 lữ đoàn công binh cầu đường, 2 tiểu đoàn công binh công trình, 2 tiểu đoàn rà phá mìn.

Quân đội Đức Quốc xã

Nửa cuối năm 1943 Cụm tập đoàn quân Trung tâm của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía Đông do Thống chế Günther von Kluge đến 12 tháng 10 năm 1943 và Thống chế Ernst Busch chịu trách nhiệm phòng thủ chiến tuyến từ Nevel đến Sumy. Khu vực Smolensk từ Velizh đến 4, 9 và Tập đoàn quân xe tăng 3 phòng thủ:

  • Tập đoàn quân xe tăng 3 do thượng tướng Georg-Hans Reinhardt làm tư lệnh, thiếu tướng Otto Heidkämper làm tham mưu trưởng. Biên chế tháng 8 năm 1943 gồm có:
    • Quân đoàn đổ bộ đường không 2 của tướng Alfred Schlemm đóng ở Nevel, gồm các sư đoàn đổ bộ đường không 2, 3, 4 và 6.
    • Quân đoàn bộ binh 6 của tướng Hans Jordan đóng ở khu vực giữa Velizh và Vitebsk, gồm các sư đoàn bộ binh 87, 206 và 330.
    • Quân đoàn bộ binh 9 của tướng Heinrich Clößner đóng ở khu vực Dorogovbuzh, gồm các sư đoàn bộ binh 35, 252, 342.
    • Quân đoàn bộ binh 43 của tướng Karl von Oven đóng ở khu vực Novo Sokoniki, gồm các sư đoàn bộ binh 85, 205 và 233.
    • Quân đoàn bộ binh 59 của tướng Kurt von der Chevallerie, đóng ở khu vực giữa Vyelikye Luki và Velizh, gồm các sư đoàn bộ binh 263, 291 và Cụm tác chiến Schröder. Từ 20 tháng 8 năm 1943, quân đoàn này được tăng cường Sư đoàn xe tăng 2 (Từ tập đoàn quân 4) và Sư đoàn xe tăng 8 (từ Tập đoàn quân 2).
  • Tập đoàn quân 4 do thượng tướng Gotthard Heinrici làm tư lệnh, các đại tá Sigismund-Hellmuth Ritter và Edler von Dawans làm tham mưu trưởng. Biên chế tháng 8 năm 1943 gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 12 của thượng tướng Kurt von Tippelskirch, đóng ở khu vực Spas - Demensk, gồm các sư đoàn bộ binh 260, 267, 268.
    • Quân đoàn bộ binh 27 của tướng bộ binh Paul Völckers đóng ở khu vực Demidovo - Dukhovshina, gồm các sư đoàn bộ binh 52, 197, 246 và 256.
    • Quân đoàn xe tăng 39 của tướng pháo binh Robert Martinek đóng ở khu vực Yelnia - Dukhovshina, gồm Sư đoàn xe tăng 2, các sư đoàn bộ binh 95, 129, 337.
  • Tập đoàn quân 9 do thống chế Walter Model làm tư lệnh, đại tá Harald Freiherr von Elverfeldt làm tham mưu trưởng. Biên chế tháng 8 năm 1943 gồm có:
    • Quân đoàn xe tăng 56 của tướng Friedrich Hoßbach đóng ở Zhizdra - Rogatschevo, gồm Sư đoàn xe tăng 5, Sư đoàn cơ giới 14, các sư đoàn bộ binh 131, 131 và 203.
    • Quân đoàn xe tăng 46 của tướng bộ binh Hans Gollnick đóng ở phía Bắc Oryol gồm các sư đoàn bộ binh 31, 133, 253 và Lữ đoàn kỵ binh 1 SS.
    • Quân đoàn bộ binh 35 của tướng Friedrich Wiese đóng ở phía Nam Bryansk, gồm Sư đoàn xe tăng 4, các sư đoàn bộ binh 6, 72, 102, 216, 292, 283.
    • Quân đoàn bộ binh 23 của tướng Johannes Frießner đóng ở khu vực phía Roslavl, gồm sư đoàn xe tăng 20, các sư đoàn bộ binh 134, 183, 707.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Smolensk_(1943) http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1943W/... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1943W/... http://lwp.armiam.com/pictures/lenino1.JPG http://65letpobedy.ax3.net/3.html //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://bdsa.ru/index.php?option=com_easygallery&ac... http://militera.lib.ru/h/anischenkov_shurinov/03.h... http://militera.lib.ru/h/grossman/01.html http://militera.lib.ru/h/istomin/01.html http://militera.lib.ru/h/istomin/02.html